Chữ ký số (chữ ký điện tử) đang trở thành “phương tiện” phục vụ công việc vô cùng hữu ích cho doanh nghiệp/cá nhân trong các giao điện tử như kê khai, nộp thuế, BHXH hoặc ký trực tiếp trên các văn bản điện tử, hợp đồng điện tử mà không cần gặp gỡ hay chuyển phát qua lại. Điều này, giúp doanh nghiệp giảm thiểu được 90% chi phí và thời gian giao dịch. Dưới đây, EasyCA sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục đăng ký chữ ký số cho doanh nghiệp theo quy định được cập nhật mới nhất năm 2020.

Thủ tục đăng ký chữ ký số gồm những gì?

Chữ ký số ngày càng được sử dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp bởi nó giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn đến việc kê khai, giao dịch. Vậy để sử dụng được chữ ký số, doanh nghiệp cần làm các thủ tục đăng ký nhất định.

Thủ tục đăng ký chữ ký số tại mỗi đơn vị cung cấp sẽ có những yêu cầu khác nhau, tuy nhiên hồ sơ đăng ký cơ bản sẽ có những giấy tờ sau:

– Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động (bản sao công chứng)

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp (bản sao công chứng)

– CMND của người đại diện pháp luật doanh nghiệp (bản sao)

Chỉ với 3 giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục đăng ký sử dụng chữ ký số. Sau khi chuẩn bị đầy đủ, doanh nghiệp cần nộp đến các đơn vị cung cấp chữ ký số đã lựa chọn để tiến hành các bước tiếp theo.

Chữ ký số EasyCA có thủ tục đăng ký đơn giản, nhanh chóng, thực hiện bàn giao và hướng dẫn chi tiết giúp khách hàng giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí.

Thủ tục đăng ký chữ ký số đơn giản và nhanh chóng

 Để xin giấy phép cung cấp dịch vụ chữ ký số cần điều kiện gì?

Đơn vị cung cấp chữ ký số là đơn vị cung cấp chữ ký số cho người dùng là cá nhân, doanh nghiệp hoặc các cơ quan nhà nước sử dụng. Hoạt động cung cấp chữ ký số, doanh nghiệp phải tuân theo một số điều kiện của pháp luật và có giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

Theo đó, để có thể trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số trên thị trường, doanh nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ 04 điều kiện dưới đây:

Thứ nhất, điều kiện chủ thể

Để đảm bảo tính pháp lý trong việc cung cấp chữ ký số, về mặt chủ thể doanh nghiệp xin giấy cấp phép phải là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam.

Thứ hai, điều kiện tài chính

Doanh nghiệp cần phải có cam kết bảo lãnh của tổ chức tính dụng đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với giá trị là 5 tỷ đồng. Qũy này sẽ được dùng để thực hiện bồi thường hoặc giải quyết rủi ro trong quá trình cung cấp dịch vụ.

Thứ ba, điều kiện về nhân sự

Đối với việc quản trị/vận hành hệ thống và thực hiện cung cấp chứng thư số

Thứ tư, điều kiện kỹ thuật

Hệ thống kỹ thuật của đơn vị cung cấp phải đảm bảo những yêu cầu nhất định về lưu trữ, bảo mật cụ thể như sau:

– Hệ thống có khả năng lưu trữ một cách đầy đủ và chính xác, cập nhật thông tin của thuê bao phục vụ việc cấp chứng thư số trong suốt thờ gian chứng thư số có hiệu lực

– Tiếp đó, hệ thống có khả năng lưu trữ đầy đủ, chính xác và cập nhật được danh sách các chứng thư số có hiệu lực, đã hết hiệu lực hoặc đang tạm dừng. Đồng thời, cho phép và hướng dẫn người dùng truy cập trực tuyến 24h trong ngày và 7 ngày trong tuần

– Hệ thống chữ ký số phải đảm bảo được các vấn đề về bảo mật như khóa bí mật không của người không bị phát hiện khi xuất hiện khóa công khai nào đó tương ứng và phải đảm bảo rằng các cặp khóa chỉ có thể cho mỗi cặp khóa được tạo ra một cách ngẫu nhiên và duy nhất.

– Bên cạnh đó, hệ thống phải có tính năng cảnh báo những truy cập bất hợp pháp và có khả năng ngăn chặn và phát hiện kịp thời nhưng truy cập trái phép đó.

– Hệ thống được xây dựng và thiết kế theo giải pháp giảm thiểu được tối đa sự tiếp xúc của con người với Internet.

– Cuối cùng, hệ thống phải chắc chắn đảm bảo có sự toàn vẹn và bảo mật của các cặp khóa khi thực hiện phân phối khóa cho thuê bao. Khi phân phối khóa thông qua máy tính thì phải dùng những giao thức bảo mật tuyệt đối nhằm bảo mật thông tin trên đường truyền.

Ngoài ra còn một điều kiện chi tiết khác mà hệ thống đơn vị cung cấp cần đảm bảo, khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện doanh nghiệp xin cấp giấy phép.

Hình thức hợp đồng cung cấp dịch vụ đường truyền và chữ ký số

Đối với các đơn vị cung cấp dịch vị đường truyền và đóng vai trò đơn vị bên thứ 3 để thực hiện chuyển giao công cụ chữ ký số, thì hình thức hợp đồng khi ký kết cần tuân theo những quy định cụ thể.

Hiện tại, hợp đồng cung cấp dịch vụ đường truyền và chữ ký số do luật thương mại và luật sự thực hiện điều chỉnh cụ thể. Theo đó, căn cứ vào Điều 74 Luật thương mại hợp đồng dịch vụ được quy định như sau: “Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể”

Tuy Luật thương mại quy định về hình thức của hợp đồng cung cấp dịch vụ có thể bằng lời nói, tuy nhiên để đảm bảo tính chống chối bỏ khi có tranh chấp xảy ra giữa các bên cũng như đảm bảo thỏa thuận giữa các bên được thực hiện minh bạch thì 2 bên cần có hợp đồng văn bản và có ký xác nhận giữa các bên.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 398 Luật dân sự 2015 có nêu các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. Theo đó, trước khi làm hợp đồng cả bên bán và bên mua có thể thỏa thuận thêm những phương thức giải quyết tranh chấp và phấp luật sẽ không giới hạn sự thỏa thuận của các bên.

Theo đó khi lựa chọn đơn vị cung cấp chữ ký số, khách hàng cần cân nhắc thật kỹ về tính hợp pháp, khả năng bảo mật của hệ thống cũng như chất lượng hỗ trợ sau bán hàng của đơn vị đó nhằm đem đến hiệu quả tốt nhất trong quá trình sử dụng.

Khách hàng có nhu cầu tư vấn MIỄN PHÍ chữ ký số EasyCA, vui lòng liên hệ:

Hotline: 0338 000 800

Website: https://chukysoeasyca.vn/

Email: info@chukysoeasyca.com

Bài viết liên quan

Scroll to Top