Chữ ký số và chứng thư số là 2 trợ thủ đắc lực dành cho doanh nghiệp khi sử dụng hóa đơn điện tử. Nhưng không tránh khỏi việc có nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Bài viết dưới đây giúp bạn phân biệt được rõ sự khác nhau giữa chữ ký số và chứng thư số.

chữ ký số và chứng thư số

1. Đôi nét về chữ ký số và chứng thư số

a) Chữ ký số là gì?

Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử, có dạng như một chiếc USB (USB token) và được bảo mật bằng mã PIN. Chữ ký số dựa trên công nghệ RSA – công nghệ mã hóa công khai: mỗi người sẽ phải có 1 cặp khóa gồm có một khóa công khai và một khóa bí mật là private key.

Chữ ký số được doanh nghiệp sử dụng để kê khai thuế qua mạng, kê khai hải quan điện tử, giao dịch trong lĩnh vực bảo hiểm và ký kết điện tử vào hóa đơn điện tử.

b) Chứng thư số là gì?

Chứng thư số là một loại chứng thư điện tử do tổ chức dịch vụ chứng thực chữ ký số cung cấp, là cặp khóa đã được mã hóa dữ liệu gồm thông tin công ty và MST của doanh nghiệp dùng để ký thay chữ ký thông thường, được ký trên các văn bản và tài liệu số như pdf, word, excel,… Chứng thư số được coi là một “chứng minh thư” của doanh nghiệp dùng trong môi trường Internet và máy tính

Doanh nghiệp dùng chứng thư số để nhận diện một máy chủ, cá nhân hay là một đối tượng khác, đặc biệt là gắn định danh của đối tượng đó với một public key – được cấp bởi tổ chức có thẩm quyền xác định nhận danh và có quyền cấp chứng thư số.

2. Sự khác nhau giữa chữ ký số và chứng thư số

– Chữ ký số do người sử dụng tạo ra sau khi được nhà cung cấp dịch vụ cung cấp chứng thư số. Chữ ký số được coi là chữ ký điện tử an toàn bởi nó được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số hiệu lực đó.

– Chứng thư số được sử dụng để các đối tác của người sử dụng biết và xác định được chữ ký, chứng minh của mình là đúng. Ngoài ra, chứng thư số bao gồm các nội dung như:

  • Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;
  • Tên của thuê bao;
  • Số hiệu của chứng thư số (được gọi là số seri);
  • Thời gian có hiệu lực của chứng thư số;
  • Chữ ký số của tổ chức chứng thực chữ ký số;
  • Các thư hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số;
  • Các hạn chế về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;
  • Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ thông tin truyền thông;

Hy vọng qua bài viết này, các chủ doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn và phân biệt được rõ hơn chữ ký số và chứng thư số.

Liên hệ EasyCA ngay để được tư vấn phần mềm chữ ký số mới nhất

EasyCA là một trong những nhà cung cấp sản phẩm chữ ký số HSM và USB Token hàng đầu thị trường. Quý chủ doanh nghiệp và anh chị kế toán có nhu cầu nhận tư vấn thêm về các sản phẩm chữ ký số của EasyCA có thể liên hệ trực tiếp:

Hotline: 0338000800

 

Bài viết liên quan

EasyCA là gì ?

1. Sử dụng chữ ký số EasyCA đem đến lợi ích gì? Sử dụng chữ ký số EasyCA giúp cá nhân, doanh nghiệp: – Ký

Đọc tiếp »
Scroll to Top