Những công việc phải làm sau khi thành lập doanh nghiệp là mối quan tâm của rất nhiều người, đây được coi là bước khởi đầu quan trọng để doanh nghiệp tránh những tổn thất lớn về tài chính và có hoạt động kinh doanh thuận lợi sau này. Vậy sau khi thành lập, doanh nghiệp cần phải thực hiện những công việc gì thì cùng EasyCA tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.

Nhiều công việc phải làm sau khi thành lập doanh nghiệp 

Thành lập doanh nghiệp là gì?

Thành lập doanh nghiệp là khái niệm được giải thích theo nhiều góc độ, ở góc độ kinh tế thành lập doanh nghiệp là những công việc cần chuẩn bị  như vốn, hệ thống dây chuyền sản xuất, địa chỉ văn phòng nhà xưởng hoặc đội ngũ nhân viên…

Ở góc độ pháp lý thì thành lập doanh nghiệp là việc thực hiện những thủ tục pháp lý với các cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, thời gian giải quyết các thủ tục pháp lý đối với từng loại hình doanh nghiệp sẽ không giống nhau.

Những công việc khi thành lập doanh nghiệp

Để có thể thực hiện hiện đăng ký kinh doanh một cách nhanh chóng và đúng quy định, bạn bắt buộc phải chuẩn bị những điều điện cần và đủ dưới đây:

– Thứ nhất, chuẩn bị vốn và kê khai vốn điều lệ

Vốn là yếu tố không thể thiếu khi thực hiện mở doanh nghiệp, bạn cần có một con số cụ thể trước khi tiến hành đăng ký, đồng thời bạn cần thực hiện kê khai vốn điều lệ. Kê khai vốn điều lệ phụ thuộc vào năng lực tài chính công ty, tuy nhiên không nên kê khai vốn điều lệ quá thấp tránh tình trạng khách hàng hoặc đối tác đánh giá thấp sự uy tín và quy mô doanh nghiệp qua vốn điều lệ.

Trong trường hợp, bạn đăng ký kinh doanh vào những ngành nghề có quy định vốn cụ thể thì tất yêu bạn phải đăng ký vốn điều lệ ít nhất bằng mức vốn pháp định.

– Thứ hai, chọn loại hình doanh nghiệp

Bạn cần định hướng rõ loại hình doanh nghiệp dựa trên số lượng thành viên góp vốn, số vốn… Hiện tại, có 3 loại hình doanh nghiệp như sau: trách nhiệm hữu hạn, cổ phần, hợp danh, tư nhân.

– Thứ ba, chọn ra người đại diện pháp luật

Khi thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp là không thể thiếu. Đây là cá nhân đại diện cho doanh nghiệpđể thực hiện các quyền, giao dịch phát sinh hoặc đồng thời là người có tư cách là nguyên đơn, bị đơn thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan trước trọng tòa, tòa án và nghĩa vụ khác theo quy định.

– Thứ tư, chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh

Ngành nghề đăng ký kinh doanh là việc tất yếu phải làm, bạn cần xác định chính xác ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp một cách phù hợp và có liên quan đến hoạt động sau này. Lưu ý bạn phải tra cứu ngành nghề trước khi đăng ký kinh doanh.

Khi thực hiện đăng ký ngành nghề kinh doanh, nếu ngành nghề không nằm trong ngành nghề yêu cầu điều kiện thì có thể hoạt động kinh doanh ngay sau khi có giấy phép (không cần xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh) và ngược lại nếu ngành nghề bạn đăng ký nằm trong nhóm ngành nghề yêu cầu điều kiện thì cần chuẩn bị những yêu cầu cần thiết mới được hoạt động.

– Thứ năm, chọn địa chỉ đặt công ty

Bạn cần có một địa chỉ kinh doanh mới có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp, tuyệt đối không dùng địa chỉ giả để làm địa chỉ doanh nghiệp khi đăng ký.

Bạn có thể sử dụng nhà riêng (có giấy chứng nhận quyền sở hữu, hợp đồng thuê văn phòng) làm địa chỉ kinh doanh, địa chỉ kinh doanh phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam có địa chỉ rõ ràng như số nhà, hẻm, quận, huyện, thành phố và đảm bảo những quy định chung khác.

– Thứ sáu, tên công ty

Không thể thiếu đó là tên công ty khi đăng ký, bạn cần có tên công ty không được trùng với bất cứ tên doanh nghiệp nào đã đăng ký trước đó hay trùng với tên của cơ quan chức năng, quản lý nhà nước. Đồng thời, tên công ty phải đầy đủ cấu trúc gồm loại hình công ty và tên riêng (ví dụ Công ty cổ phần đầu tư công nghệ và thương mại Softdreams)

Đăng ký sử dụng chữ ký số là điều kiện cần khi thành lập doanh nghiệp

06 công việc sau khi thành lập doanh nghiệp

Những công việc phải làm sau khi thành lâp doanh nghiệp dưới đây là hoạt động tất yếu bắt buộc bạn phải thực hiện ngay sau khi nhận đăng ký kinh doanh.

– Thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn phải thực hiện thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm: Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

– Hoàn thành việc kê khai và đóng thuế

Trong vòng 30 ngày sau khi thành lập, bạn phải nộp tờ khai thuế môn bài và thực hiện đóng một số loại thuế như: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài. Trong trường hợp vốn điều lệ của doanh nghiệp trên 10 tỷ thì cần đóng 3 triệu tiền thuế môn bài mỗi năm, nếu vốn điều lệ dưới 10 tỷ thì phải đóng 2 triệu đồng mỗi năm.

– Hoàn thành việc góp vốn của công ty

Trong vòng 90 ngày kể từ ngày có giấy phép kinh doanh, bạn phải thực hiện đóng góp đầy đủ vốn theo quy định, nếu không đóng đủ vốn thì cần làm thủ tục nhằm điều chỉnh lại vốn điều lệ.

– Hoàn thành việc treo bảng hiệu và phát hành hóa đơn

Công việc tiếp theo sau khi thành lập doanh nghiệp mà bạn phải làm là treo biển hiệu công ty sớm, biển hiệu công ty cần chứa đầy đủ thông tin cần thiết như tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ, số điện thoại… Sau đó, doanh nghiệp cần cần thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử để sử dụng.

– Hoàn thành con dấu công ty

Khi có giấy phép đăng ký kinh doanh và mã số thuế doanh nghiệp, bạn cần hoàn tất việc con dấu. Hình thức và số lượng con dấu do doanh nghiệp quyết định, nội dung con dấu cần đảm bảo thông tin tên doanh nghiệp và mã số thuế doanh nghiệp. Lưu ý, trước khi sử dụng doanh nghiệp cần thông báo mẫu con dầu với cơ quan đăng ký kinh doanh nhằm công bố công khai trên cổng thông tin quốc gia.

– Đăng ký sử dụng chữ ký điện tử và tài khoản ngân hàng

Đăng ký sử dụng chữ ký số  và mở tài khoản ngân hàng là công việc bắt buộc phải làm sau khi thành lập doanh nghiệp, để bạn có thể thực hiện các giao dịch điện tử với cơ quan thuế một cách dễ dàng. Để đăng ký tài khoản ngân hàng, người đại diện mang theo chứng minh nhân dân, con dấu và giấy phép đăng ký kinh doanh đến ngân hàng để thực hiện đăng ký. Bên cạnh đó, để kê khai lệ phí môn bài hay đóng thuế trực tuyến doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký mua ngay chữ ký số theo quy định. Sau đó dùng chữ ký số để thực hiện nộp các khoản thuế theo quy định đã nêu trên, đồng thời đăng ký kích hoạt nộp thuế điện tử cho tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.

Trên là những công việc phải làm sau khi thành lập doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích.

Khách hàng có nhu cầu tư vấn MIỄN PHÍ chữ ký số EasyCA, vui lòng liên hệ:

Hotline: 0338 000 800

Website: https://chukysoeasyca.vn/

Email: info@chukysoeasyca.com

Bài viết liên quan

Scroll to Top