Khi mới bắt đầu thành lập doanh nghiệp, nhiều chủ đầu tư thường nhầm lẫn giữa khái niệm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh. EasyCA sẽ giải thích vấn đề này rõ hơn trong bài viết dưới đây, mời chủ đầu tư và quý doanh nghiệp theo dõi.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp để ghi lại các thông tin liên quan đến việc đăng ký doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể tham khảo thêm Luật Doanh nghiệp 2014 để hiểu rõ về loại văn bản này.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là văn bản xác thực các cá nhân hoặc tổ chức đủ điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ nào đó theo quy định hiện hành.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có giống nhau không?

Mặc dù có tên gọi khá giống nhau nhưng hai loại văn bản này không đồng nhất và không có giá trị tương đương. Hiện nay, nhiều người hay nhầm lẫn giữa giấy đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh. Để giúp nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được thông tin về hai loại văn bản này, EasyCA đã tổng hợp ngắn gọn trong bảng dưới đây.

Tiêu chí Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Giấy phép kinh doanh
Có tư cách chủ thể kinh doanh Không
Được bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp, tên thương mại Không
Điều kiện cấp
  • Ngành nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm
  • Tên doanh nghiệp đặt đúng theo quy định
  • Đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
  • Đóng lệ phí đầy đủ
  • Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định hiện hành
Hồ sơ cấp
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Các giấy tờ khác tuỳ theo loại hình doanh nghiệp (điều lệ doanh nghiệp, danh sách chủ đầu tư, bản sao CMND/CCCD,…)
  • Giấy đề nghị kinh doanh
  • Giấy chứng nhận doanh nghiệp
  • Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện kinh doanh theo ngành, nghề đã đăng ký
Quá trình thẩm định hồ sơ Cơ quan có thẩm quyền xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thẩm định các điều kiện của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ tiêu chuẩn kinh doanh ngành, nghề đã đăng ký thì sẽ được cấp phép.
Thời hạn có hiệu lực Do nhà đầu tư quyết định Từ vài tháng đến vài năm tuỳ ngành nghề

Để giúp nhà đầu tư và doanh nghiệp hiểu rõ hơn, hãy theo dõi ví dụ của EasyCA.

Ông A, bà B, ông C muốn kinh doanh gạo trên quy mô lớn. Họ cùng nhau góp vốn và dự định mở nhà máy sản xuất, uỷ quyền cho ông A đăng ký kinh doanh. Như vậy, để việc kinh doanh đúng với quy định pháp luật, ông A cần làm như sau:

  1. Đăng ký thành lập công ty
  2. Xin giấy phép kinh doanh ngành buôn bán lẻ gạo

Sau khi được cấp 2 loại giấy tờ trên công ty của ông A, bà B, ông C mới được phép hoạt động.

Lời kết

Trên đây là những thông tin tóm lược về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh. Qua bài viết này, hi vọng nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp có thể hiểu được những điểm khác nhau giữa hai loại văn bản này.

Ngoài ra, khi mới bắt đầu thành lập công ty, doanh nghiệp còn cần phải kê khai thuế môn bài cũng như thực hiện nhiều công tác giấy tờ khác. Nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và giảm tối đa thời gian thực hiện các thủ tục kê khai, ký kết hợp đồng, văn bản, chữ ký số EasyCA triển khai công nghệ FIPS PUB 140-2 cho tốc độ ký nhanh chóng, an toàn, bảo mật. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn MIỄN PHÍ vui lòng liên hệ:

Hotline: 0338 000 800

Website: https://chukysoeasyca.vn/

Email: info@chukysoeasyca.com

Bài viết liên quan

Lên đầu trang