Bước vào thời kỳ công nghệ số việc ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh là một xu hướng tất yếu. Điển hình nhất phải nhắc đến việc sử dụng chữ ký số, bởi chữ ký số đang được xem là giải pháp công nghệ thông minh và tiện ích trong các giao dịch điện tử.

Vậy hiện nay trên thị trường có bao nhiêu loại chữ ký số thông dụng, làm thế nào để biết được loại chữ ký số đó thực sự phù hợp với cá nhân và doanh nghiệp của bạn? Hãy cùng EasyCA đi phân tích cụ thể những đặc điểm của từng loại chữ ký số phổ biến trên thị trường tại bài viết này.

Chữ ký số USB Token được sử dụng nhiều nhất trên thị trường

1. Loại chữ ký số USB Token

Chữ ký số USB Token là loại chữ ký số được nhắc đến đầu tiên trong danh sách các loại chữ ký thông dụng nhất trên thị trường. Bởi lẽ, đây là loại chữ ký số ra đời đầu tiên trên thị trường và được nhiều người dùng lựa chọn để phục vụ cho hoạt động ký số chứng từ, tài liệu cho đến nay.

Nói đến đặc điểm của chữ ký số USB Token là người ta nhắc đến đặc trưng của một thiết bị phần cứng đặc biệt an toàn (có hình dáng giống một chiếc USB thông thường), với chức năng dùng để lưu trữ khóa bí mật nhằm tạo lập chữ ký số cho đối tượng là cá nhân hoặc doanh nghiệp. Khi khách hàng đăng ký dùng chứng thư số, đơn vị cung cấp sẽ thực hiện nạp thông tin của khách hàng vào USB Token và đồng thời tạo ra một cặp khóa bí mật và công khai.

Đây là loại chữ ký số được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng rộng rãi trên thị trường nhờ vào khả năng bảo mật cao, dễ sử dụng và có giá thành tốt.

2. Loại chữ ký số Smartcard

Loại chữ ký số đứng thứ hai trong danh sách các loại chữ ký số thông dụng phải kể đến chữ ký số Smartcard, đặc điểm phần cứng của chữ ký số này có hình dáng giống 1 chiếc sim điện thoại do một số đơn vị cung cấp nghiên cứu và phát triển.

Ưu điểm nổi bật của chữ ký số Smartcard này là người dùng có thể ký số nhanh chóng ngay cả trên thiết bị di động. Tuy nhiên, điểm hạn chế của loại chữ ký số này lại nằm ở chỗ là yêu cầu người dùng phải sử dụng sim của nhà mạng đó thực hiện tích hợp chữ ký số khiến cho người dùng phải phụ thuộc vào loại sim mà đơn vị cung cấp lựa chọn. Đồng thời, việc sử dụng sim khiến cho người dùng không thể thực hiện ký số khi đi nước ngoài hoặc nơi không có sóng điều này là điểm hạn chế khá lớn khiến nhiều người dùng, đặc biệt là những người dùng thường xuyên phải đi công tác.

Chữ ký số HSM phục vụ tốt các doanh nghiệp lớn

3. Loại chữ ký số HSM

Tiếp theo danh sách này phải kể đến chữ ký số HSM, nếu so với hai loại chữ ký số trên thì đây là loại chữ ký số sở hữu nhiều tính năng vượt trội hơn nhằm đáp ứng yêu cầu tối đa của khách hàng trong việc bảo mật và hiệu năng hoạt động. Đối với phần cứng của chữ ký số HSM sẽ được đùng để bảo vệ và thực hiện quản lý các cặp khóa điện tử, nhằm làm tăng tốc độ xác thực và mã hóa dữ liệu.

Tuy nhiên, chữ ký số HSM sẽ có giá khá cao, phục vụ tốt cho các đối tượng là những doanh nghiệp lớn có nhu cầu ký số nhanh và nhiều, hạ tầng tốt. Thêm nữa, chữ ký số HSM là loại chữ ký số có khả năng cho nhiều người dùng tại những địa điểm khác nhau thực hiện ký số (tối đa là 20 điểm truy cập).

Nhìn chung, loại chữ ký số này có nhiều tính năng vượt trội cùng với khả năng bảo mật cao nhưng khá kén đối tượng dùng.

4. Loại chữ ký số từ xa

Không thể không nhắc đến loại chữ ký số từ xa trong danh sách những chữ ký số thông dụng trên thị trường, chữ ký số từ xa tên tiếng anh thường được gọi là remote signature hay thường gọi bằng những cái tên khác như là chữ ký số online, chữ ký số không dùng USB token, chữ ký số di động.

Đây là loại chữ ký số mới xuất hiện trên thị trường sử dụng trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây giúp người dùng ký số mà không cần dựa trên thiết bị phần cứng. Với loại chữ ký này, cho phép người dùng ký số linh động mọi lúc mọi nơi trực tiếp trên máy tính, điện thoại hoặc tablet.

Tính năng ưu việt và khá tiện lợi nhưng tại sao loại chữ ký số này lại chưa được ưu tiên sử dụng, bởi lẽ việc bảo mật dữ liệu khách hàng của loại chữ ký số này chưa được đánh giá cao và rủi ro nhiều tiềm ẩn bị đánh cắp dữ liệu ký số của khách hàng. Do đó, để nghiên cứu và phát triển được loại chữ ký số đòi hỏi nhà cung cấp phải có sự nghiên cứu, phát triển dựa trên hạ tẩng công nghệ tốt, tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn về bảo mật.

Trên là bốn loại chữ ký số được sử dụng khá thông dụng trên thị trường, hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ thấy rõ được những ưu và nhược điểm của từng loại chữ ký số nhằm đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.

Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp chữ ký số EasyCA (USB Token) đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo quy định, có giá trị pháp lý như chữ ký tay của cá nhân hoặc con dấu đối với tổ chức và doanh nghiệp. Chúng tôi đem đến cho người dùng một giải pháp chữ ký số an toàn và ứng dụng tốt nhất trong các giao dịch điện tử, đồng thời đáp ứng được yêu cầu cao về bảo mật và tính sẵn sàng trong vận hành hệ thống ngay cả khi số lượng khách hàng lớn.

Khách hàng có nhu cầu tư vấn MIỄN PHÍ chữ ký số EasyCA, vui lòng liên hệ:

Hotline: 0338 000 800

Website: https://chukysoeasyca.vn/

Email: info@chukysoeasyca.com

Bài viết liên quan

Scroll to Top